Lợi thế và bất lợi của mô hình công ty mẹ - con
Lợi thế và bất lợi của mô hình công ty mẹ - con
Thuật ngữ mô hình công ty mẹ - con trong thị trường doanh nghiệp, có lẽ khá đỗi quen thuộc với giới trong ngành. Nếu bạn có dự định Thành lập doanh nghiệp dưới mô hình công ty mẹ - con, trước hết hãy cùng tư vấn Quang Minh tham khảo một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình này, để hạn chế sự thất thoát ngân sách tài chính nếu việc mở rộng đầu tư mô hình này không phù hợp.
Tìm hiểu khái niệm công ty mẹ, công ty con
Công ty mẹ
- Công ty được xem là công ty mẹ của một số công ty khác phải đáp ứng các tiêu chí bao gồm :
- Sở hữu 50% vốn điều lệ của công ty trực thuộc hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền thực hiện bổ nhiệm tất cả các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty trực thuộc;
- Được phép sửa đổi, bổ sung Điều lệ cho công ty con;
- Được quyền chi phối và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty con.
Công ty con
- Công ty được xem là công ty con của một công ty khác phải đáp ứng các tiêu chi bao gồm :
- Công ty con không được phép đầu tư mua cổ phần góp vốn vào công ty mẹ, đồng thời các công ty con có cùng một công ty mẹ cũng không được quyền góp vốn, mua cổ phần dể sở hữu chéo lẫn nhau;
- Trường hợp công ty mẹ là doanh nghiệp sở hữu tối thiểu 65% vốn nhà nước, thì các công ty con có chung một công ty mẹ không được quyền cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác để thành lập doanh nghiệp mới.
Đặc điểm của mô hình công ty mẹ - con
Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể độc lập về pháp lý và được xây dựng trên cơ sở quyền chi phối của công ty mẹ đối với hoạt động kinh doanh của công ty con. Mặc dù công ty con được độc lập về mặt pháp lý, nhưng nó vẫn bị hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất và tài chính và buộc phải tuân thủ những quy định mà công ty mẹ đã thống nhất trong toàn bộ.
Quyền chi phối qua việc đầu tư góp vốn
Là quyền kiểm soát được liên kết từ hoạt động góp vốn của công ty mẹ và công ty con. Thường công ty mẹ sẽ góp vốn điều lệ thành lập công ty con trên 50% số vốn do vậy đủ để chi phối các hoạt động nội bộ của công ty con. Điều này được hiểu một cách khái quát hơn là công ty mẹ chính là cổ đông, thành viên góp vốn thành lập công ty con nhưng điểm khác biệt ở đây là cổ đông và thành viên này có quyền chi phối toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh trong công ty con.
Quyền chi phối qua việc kiểm soát hoạt động công ty
Để có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty con, công ty mẹ sẽ cử người có năng lực vào ban điều hành công ty con để thực hiện việc chi phối và quyết định phương thức kinh doanh cho công ty. Việc điều người từ công ty mẹ vào ban điều hành công ty con sẽ giúp cho công ty con có định hướng tốt trong chiến lược kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được tính độc lập, tự chủ tài sản cho công ty con. Vì thế, công ty con có thể áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nếu bị công ty mẹ can thiệp trái pháp luật hoạt động kinh doanh nội bộ.
Lợi thế và bất lợi của mô hình công ty mẹ - con
Khi các công ty lớn đã có chỗ đứng trong thị trường, sẽ có xu hướng quyết định mở những công ty con với mục đích mở rộng lĩnh vực kinh doanh, cũng như việc có đội ngũ riêng đảm nhiệm từng lĩnh vực sẽ giúp hoạt động công ty mẹ và công ty con tốt hơn và đạt được nhiều cột mốc doanh thu cao.
Đó được xem là một trong những ưu điểm của mô hình này, vậy còn nhược điểm? Cùng Tư vấn thành lập doanh nghiệp Quang Minh đi tìm hiểu thông qua các thông tin được đề cập ngay bên dưới đây.
Ưu điểm
- Về mặt pháp lý, bản chất hai công ty mẹ và công ty con mang tính độc lập về tài sản, do vậy các công ty con có quyền sáng tạo, tự chủ quyết định và giải quyết các vấn đề nhanh;
- Nhờ trực thuộc vào công ty mẹ được xem là một tập đoàn lớn và có vị thế trên thị trường, do vậy vị thế của công ty con cũng được nâng cao so với các công ty mới thành lập;
- Mô hình công ty mẹ - con cho phép các chủ đầu tư có thể bố trí cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra có thể phát triển doanh nghiệp thông qua việc mua, bán cổ phần trong các công ty con;
- Thực hiện mô hình này sẽ giúp công ty mẹ dễ dàng quản lý một cách khoa học, khi chỉ cần thông qua người đứng đầu công ty con, công ty mẹ vẫn nắm được tình hình hoạt động nội bộ trong công ty con;
- Mô hình này cũng giúp các công ty có vị thế dễ dàng cạnh tranh với những đối thủ trong ngành, nhờ vào nguồn lực tài chính từ công ty mẹ nên dây chuyền sản xuất, kinh doanh luôn được ổn định và hạn chế rủi ro nếu gặp một số vấn đề phát sinh.
Nhược điểm
- Trước hết là các công ty con sẽ bị hạn chế quyền mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ hay các công ty con khác;
Nhận xét
Đăng nhận xét